×   Vật liệu mài mòn   Dụng cụ cầm tay   Dụng cụ dùng điện   Dụng cụ đo chính xác   Thiết bị ngành hàn   Điện và thiết bị điện   Bảo hộ lao động   Vệ sinh công nghiệp   Vận chuyển nâng đỡ   Bảo quản đóng gói   Dụng cụ dùng khí nén   Xem tất cả

Tổng giá trị các thương vụ mua bán xuyên biên giới trong nửa đầu năm tại ASEAN đạt cao nhất từ trước tới nay và lớn hơn mức 23,2 tỷ USD của cả năm 2011.
>6 M&A đình đám tại Đông Nam Á nửa đầu 2012

M&A tại khu vực Đông Nam Á được xem là khá sôi động.

Nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ và báo cáo tài chính "đẹp", các doanh nghiệp Đông Nam Á đang tăng cường mua lại các công ty tài chính, năng lượng và bán lẻ trên khắp thế giới.

Mới đây, một sự kiện thâu tóm bất động sản đình đám đang gây chú ý dư luận. Ngân hàng đầu tư Ấn Độ Religare Capital Markets thông báo một công ty đã tuyên bố trả 7,7 tỷ SGD (6,2 tỷ USD) cho mảng bất động sản Frasers Centrepoint, cao hơn 71% giá cổ phiếu hiện tại của tập đoàn Singapore 129 tuổi Fraser & Neave (F&N). Theo Bloomberg, đây sẽ là thương vụ 'thâu tóm' bất động sản lớn nhất Đông Nam Á.

Cuối tháng 8, Công ty nhà nước Malaysia - Petroliam Nasional Bhd (Petronas) đã đạt thỏa thuận mua lại Progress Energy Resources (Canada) với giá 5,6 tỷ USD. Công ty Thái Lan PTT Exploration & Production (Thái Lan) thông báo chuẩn bị mua lại Cove Energy PLC (Anh) với giá 1,9 tỷ USD... và còn nhiều vụ M&A đình đám khác.

Trao đổi với báo chí chiều 11/9, ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cũng nhận định, trong bối cảnh chung của suy thoái kinh tế tại nhiều khu vực trên thế giới, M&A là một trong những công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp tái cấu trúc, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Ông Mừng thông tin, tính riêng trong nửa đầu năm nay, trong khi tổng giá trị giao dịch trên toàn châu Á gần như không đổi, các thương vụ mua lại xuyên biên giới do các công ty tại khu vực ASEAN thực hiện đã đạt mức kỷ lục 26,2 tỷ USD. Con số này còn lớn hơn cả mức 23,2 tỷ USD giá trị giao dịch của cả năm 2011.

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận của các thương vụ M&A đem lại cho sự phát triển kinh tế, vẫn tồn tại nhiều quan ngại rằng nếu không được kiểm soát chặt chẽ, các hoạt động này sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp lớn thâu tóm, mở rộng quy mô, sức mạnh thị trường.

"Từ đó, gây hạn chế cạnh tranh và ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh không chỉ ở phạm vi nội địa của quốc gia mà còn cả quy mô khu vực Đông Nam Á", ông Mừng nhận định.

Ông Trịnh Anh Tuấn, Trưởng Ban Hợp tác Quốc Tế Cục Quản lý cạnh tranh cho biết Bộ Công thương sẽ phối hợp với Ban thư ký ASEAN tổ chức Hội nghị cạnh tranh khu vực Đông Nam Á với chủ đề: Mua bán sáp nhập - Những tác động đến khu vực ASEAN, tại TP HCM trong hai ngày 13 và 14/9. Theo ông Tuấn, đây sẽ là một diễn đàn mở để các nhà lãnh đạo và đại diện của cơ quan cạnh tranh các nước Đông Nam Á, Mỹ, Australia, Nhật Bản... các quỹ đầu tư, hãng luật trao đổi và mổ xẻ rõ hơn về M&A.

Các nội dung quan trọng được bàn luận gồm: ảnh hưởng của các hoạt động M&A đối với các nước thành viên và khu vực ASEAN; kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý và giám sát các hoạt động M&A, hoạt động mua bán sát nhập xuyên biên giới, cách thức để tối ưu hóa lợi ích...

"Chúng tôi kỳ vọng hội nghị sẽ có những đóng góp tích cực cho sự phát triển lành mạnh của lĩnh vực M&A tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng", ông Tuấn nói.

Lệ Chi

Các tin khác
 
zalo-icon
zalo-icon
zalo-icon
zalo-icon
Hotline: 028 3600 3600 (24/24)
Thời gian làm việc:
Thứ 2 đến thứ 6: 08h00 - 17h00
Thứ 7: 08h00 - 12h00
Nghỉ vào các ngày Lễ và Chủ nhật
Giao hàng đảm bảo COD
Chuyển khoản ngân hàng
Đang online :110 - Tổng truy cập : 187,297,503