×   Vật liệu mài mòn   Dụng cụ cầm tay   Dụng cụ dùng điện   Dụng cụ đo chính xác   Thiết bị ngành hàn   Điện và thiết bị điện   Bảo hộ lao động   Vệ sinh công nghiệp   Vận chuyển nâng đỡ   Bảo quản đóng gói   Dụng cụ dùng khí nén   Xem tất cả

Giá vàng trong nước cô lập với thế giới và cao hơn 3 triệu đồng là do bị độc quyền hóa vàng miếng SJC cùng với cầu vàng tăng mạnh từ nhà băng.
>Hơn 400 tấn vàng nguy cơ nằm 'chết' trong dân

16h ngày 8/10, giá vàng thế giới giảm hơn 12 USD về sát 1.770 USD một ounce, tương đương 44,6 triệu đồng một lượng. Trong khi đó, giá vàng SJC ghi nhận cùng thời điểm lên sát 47,55-47,85 triệu đồng một lượng, tức tăng khoảng 100.000 đồng so với đầu ngày.

Tăng giảm trái chiều giữa giá vàng nội và ngoại khiến chênh lệch giữa hai thị trường giãn rộng 3-3,3 triệu đồng một lượng. Mức chênh lớn này không phải chỉ diễn ra trong ngày hôm nay mà duy trì suốt mấy tuần qua.

Sự độc quyền hóa vàng miếng SJC và cầu từ nhà băng đột biến là nguyên nahan khiến giá vàng trong nước cô lập với thế giới. Ảnh: Lệ Chi

Kỹ thuật nới biên độ rộng này diễn ra trong bối cảnh lực mua bán lẻ ngoài thị trường khá yếu. Do đó, câu hỏi yếu tố nào đang gây áp lực lên giá vàng trong nước đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Nhìn nhận thực trạng này, chuyên gia Nguyễn Đại Lai, nguyên Vụ phó Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng: "Giá vàng trong nước đang nhảy múa và tuột khỏi tầm kiểm soát của chính người có vàng".

Ông Lai cho rằng, giá vàng trong nước đang cao hơn giá thế giới hàng triệu đồng và vượt xa mốc kỳ vọng 400.000 đồng một lượng của nhà chức trách. Do đó, cứ cao hơn mức này thì đã là có sự làm giá của giới đầu cơ. "Như vậy, nếu chiếu theo thực tế thì giới đầu cơ đang làm giá một cách trắng trợn và độc quyền tới mức chênh lệch luôn lớn hơn 2,5 triệu đồng, thậm chí có lúc lên tới 4 triệu đồng", ông nói.

Điều đáng quan tâm hơn, theo Tiến sĩ Lai là nếu giá trị của vàng ở khắp nơi trên thế giới được đo bằng tuổi vàng thì ở Việt Nam do cơ chế cấm nửa vời nên tuổi vàng miếng không quan trọng bằng miếng vàng đó mang logo gì, SJC hay phi SJC.

Chính thực tế này dẫn đến tình trạng, trong lúc thị trường bộc lộ giá độc quyền và cách biệt lớn so với thế giới nhưng hiếm thấy động thái can thiệp từ phía Nhà nước. "Như vậy Công ty SJC nhờ cơ chế đã có được quyền năng 3 trong 1, tức độc quyền can thiệp thị trường, độc quyền mang vinh quang thương hiệu của SBV và độc quyền dập để SJC hóa các loại vàng miếng khác. "Nếu ngày nào còn tình trạng độc quyền SJC thì giá vàng trong nước khó giảm sát giá thế giới", ông Lai nhận định.

Một lý do khác được Tiến sĩ Lai chỉ ra là việc cầu tăng bất thường từ các ngân hàng gây hiệu ứng đẩy giá vàng lên cao. Ông Lai chỉ ra rằng, một năm trước đây, 5 ngân hàng lớn được phép huy động và bán vàng để bình ổn thị rường với tỷ lệ 40% trên tổng lượng vàng. Tức cứ huy động 1.000 lượng thì sẽ được bán ra 400 lượng. Nay các nhà băng này phải hút vàng đề bù thanh khoản với khối lượng lớn, lại dồn vào duy nhất SJC nên đẩy giá vàng thương hiệu này lên cao theo cơ chế độc quyền hơn là theo quy luật thị trường.

"Như vậy, giá vàng trong nước cô lập với thế giới là do bị độc quyền hóa cùng với cầu vàng tăng mạnh từ nhà băng", ông Lai nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, ông Nguyễn Thành Long cho rằng, bên cạnh sự biến động hàng giờ phát đi từ thị trường quốc tế thì chính những tồn tại trong cơ chế quản lý kinh doanh đang ảnh hưởng lên giá vàng.

Ông Long lý giải, thời gian trước đây, một lượng vàng khá lớn huy động đã bị các ngân hàng thương mại, đặc biệt là nhóm G5 bán ra nay phải mua lại với giá cao vượt, trong khi nguồn vàng khan hiếm nên gây áp lực tăng giá lên vàng nội. "Nếu Ngân hàng Nhà nước không cho nhập vàng và gia hạn thời gian tất toán huy động vàng sau 25/11 thì áp lực gom vàng của các nhà băng để cân bằng trạng thái sẽ còn đè nặng lên giá vàng trong nước", ông Long cảnh báo.

Chia sẻ vấn đề này, Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí cũng cho rằng, chênh lệch lớn giữa vàng nội và ngoại một phần do cung chưa đáp ứng đủ cầu. Tuy nhiên, ông Chí lại cho rằng thị trường Việt Nam đang diễn ra một nghịch lý khiến giới quan sát cũng khó dự báo về giá vàng. Đó là việc thị trường vừa thiếu nguồn cung nhưng lại vừa cung. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sở hữu các thương hiệu vàng miếng khác chưa kịp chuyển đổi, lại vẫn đang tồn kho hàng nghìn lượng vàng nhưng chưa được cấp phép gia công lại thành SJC.

"Đây là kết quả trực tiếp của những biện pháp quản lý thị trường vàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành từ vài tháng qua, nhất là việc cho độc quyền vàng miếng SJC", ông Chí nói.

Lệ Chi

Các tin khác
 
zalo-icon
zalo-icon
zalo-icon
zalo-icon
Hotline: 028 3600 3600 (24/24)
Thời gian làm việc:
Thứ 2 đến thứ 6: 08h00 - 17h00
Thứ 7: 08h00 - 12h00
Nghỉ vào các ngày Lễ và Chủ nhật
Giao hàng đảm bảo COD
Chuyển khoản ngân hàng
Đang online :126 - Tổng truy cập : 187,292,683