×   Vật liệu mài mòn   Dụng cụ cầm tay   Dụng cụ dùng điện   Dụng cụ đo chính xác   Thiết bị ngành hàn   Điện và thiết bị điện   Bảo hộ lao động   Vệ sinh công nghiệp   Vận chuyển nâng đỡ   Bảo quản đóng gói   Dụng cụ dùng khí nén   Xem tất cả

Halloween không chỉ là lễ hội ma quỷ, mà còn là dịp đóng góp hơn 10 tỷ USD cho GDP năm 2012 của Mỹ, theo tính toán của trang 24/7 Wall St.
>GDP Mỹ âm kỷ lục trong vòng 27 năm

Bí ngô là vật trang trí không thể thiếu tại lễ hội Halloween.
Bí ngô là vật trang trí không thể thiếu tại lễ hội Halloween.

Giới truyền thông trước đó đưa ra con số 8 tỷ USD dựa trên ước tính của Liên hiệp Bán lẻ quốc gia Mỹ (NRF). Tuy nhiên, trang 24/7 Wall St khẳng định con số thực tế chắc chắn sẽ hơn 10 tỷ USD.

Khảo sát hồi đầu tháng 10 của NRF ghi nhận khoảng 71,5% người dân nước này sẽ tham gia lễ hội Halloween năm nay. Dựa trên tình hình kinh tế hiện tại, mỗi người sẽ chi khoảng 87,32 USD, cao hơn mức 79,82 USD của năm 2011. NRF tính toán dữ liệu thu được và đưa ra dự đoán tổng giá trị hàng bán ra đạt 8 tỷ USD.

Các phép tính của NRF đưa ra lấy cơ sở là tiền trang trí cho lễ hội, giá trang phục và kẹo. Phát ngôn viên của NRF cho biết họ không hề đi sâu vào việc tính toán các khoản phụ, bao gồm tiền bán các sản phẩm truyền thông (DVD, phim, sách, truyện,...), lượng rượu mua vào tăng, tiêu thụ xăng dầu, tiền taxi, hay thậm chí là thực phẩm cũng bán được nhiều hơn ngày thường,...

Tính trung bình năm nay, mỗi người sẽ bỏ ra 28,65 USD để đầu tư cho trang phục (năm 2011 là 26,52 USD). Có khoảng 15,1% người tham gia Halloween cho biết họ đã lên kế hoạch để "trang điểm" cho thú cưng của mình. Tuy nhiên, có tới một phần tư dân Mỹ cho biết tình hình kinh tế có ảnh hưởng tới kế hoạch chơi Halloween của mình.

Theo Hiệp hội nhà ma Mỹ (HHA), ngành công nghiệp "kinh doanh nỗi sợ" này thu về khoảng 400 đến 500 triệu USD tiền vé mỗi năm. HHA cho biết chủ nhân của các ngôi nhà ma ám chi hơn 50 triệu USD một năm để đầu tư thiết bị như máy tạo sương mù, các quái vật biết cử động, hệ thống đèn chiếu sáng, mặt nạ, trang phục,...

Bí ngô là sản phẩm không thể vắng mặt trong các ngày Halloween. Năm 2011, giá bí ngô tại Mỹ tăng 60% so với năm trước đó do vùng phía Tây bị lũ lụt. Năm nay lại đến lượt hạn hán tại một số vùng trồng bí ngô khiến nguồn cung mặt hàng này suy giảm, đẩy giá tăng cao hơn.

Mức tiêu dùng cho bia và các loại đồ uống cũng cao hơn vào Halloween so với ngày thường, kể cả cuối tuần. Các hộp đêm, quán bar,... đã bắt đầu chương trình Halloween từ cuối tuần trước do năm nay lễ hội rơi vào ngày thứ Tư. Theo báo cáo mới nhất của Alcohol Monitoring Systems, mức tiêu thụ rượu và đồ uống tăng gần 25% trong khoảng thời gian lễ hội, và điều này mang lại lợi ích về mặt kinh tế.

Mặt trái của bia rượu cũng được thể hiện thông qua số tiền khổng lồ phải trả sau mỗi lễ Halloween. Báo cáo năm 2006 của Viện Sức khỏe quốc gia (NIH) ghi nhận tác động kinh tế của việc "quá chén" đạt xấp xỉ 746 USD một người (tổng 223,5 triệu USD năm 2006). Con số này còn lớn hơn mức tiền tiêu thụ rượu bia của mỗi người, và được tính dựa trên sự mất mát khả năng lao động, sức khỏe,...

Các hãng truyền thông cũng thu lợi lớn từ Halloween. Hãng truyền hình cáp FEARnet chuyên chiếu các bộ phim kinh dị và chương trình với nội dung ly kỳ đang kỳ vọng mức doanh thu kỷ lục năm 2012. Họ kiếm được hàng trăm triệu USD nhờ những bộ phim kinh dị đầu bảng. Bên cạnh đó, các cửa hàng sách báo cũng bày bán hàng loạt tác phẩm liên quan tới xác chết biết đi, ma cà rồng, người sói, hay bất kể thứ gì liên quan tới ngày lễ ma quỷ. Doanh thu của các đầu mục này cũng không nằm dưới 100 triệu USD, theo phân tích của 24/7 Wall St.

Mức tiêu thụ xăng dầu đã bị NRF bỏ quên trong các tính toán. Theo Sở Thống kê vận tải Mỹ, có hơn 230 triệu phương tiện hạng nhẹ đăng ký tại Mỹ. Người dân sử dụng xe để đi mua sắm, đến các khu vui chơi, tham dự lễ hội,... Nếu một phương tiện được sử dụng 3 lượt đi trong lễ Halloween, mỗi lượt tốn 1,8 USD tiền xăng (giá một gallon hay 3,78 lít xăng tại Mỹ là 3,6 USD), và có 30 triệu xe hoạt động thì tất cả hết khoảng 162 triệu USD. Số tiền này chưa bao gồm vé cầu đường, chi phí tai nạn,... Tiền taxi, phí đỗ xe được tính chung khoảng 10 triệu USD.

Theo cách tính 24/7 Wall St, tổng "thiệt hại" cho lễ Halloween lúc này đã lên tới 9,8 tỷ USD. Những khoản tiền như du lịch, khách sạn, xe bus, tàu điện ngầm,... chưa được tính kèm trong số này. Những khoản lương thời vụ trả cho nhân viên làm bán thời gian, tiền thuê mặt bằng của các cửa hàng mọc lên nhân dịp lễ, hay các sự kiện liên quan chỉ phục vụ cho Halloween cũng không được liệt kê. Với dân số 300 triệu người của Mỹ, chi phí cho các khoản trên ít nhất cũng hàng trăm triệu USD.

Phương Linh

Các tin khác
 
zalo-icon
zalo-icon
zalo-icon
zalo-icon
Hotline: 028 3600 3600 (24/24)
Thời gian làm việc:
Thứ 2 đến thứ 6: 08h00 - 17h00
Thứ 7: 08h00 - 12h00
Nghỉ vào các ngày Lễ và Chủ nhật
Giao hàng đảm bảo COD
Chuyển khoản ngân hàng
Đang online :120 - Tổng truy cập : 187,289,558