Trong quá trình vận hành máy chà nhám, rất nhiều lúc bạn phải tự mình thay thế các phụ kiện như giấy nhám, đĩa chà hay lắp thêm các bộ phận hút bụi …Để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng và an toàn tuyệt đối cho người vận hành, dưới đây là hướng dẫn lắp ráp máy chà nhám.
Có rất nhiều loại máy đánh bóng khác nhau nhưng chúng tôi sẽ chọn giới thiệu đến các bạn máy đánh bóng mặt phẳng vì mức độ phổ biến, linh hoạt và hữu dụng của nó trong hầu hết các công việc.
Đầu tiên bạn phải biết làm cách nào để gắn giấy nhám vào máy. Bước thứ nhất, mở móc khóa hai bên bề mặt máy bằng cách kéo xuống là lôi móc khóa ra ngoài. Trước khi thay giấy nhám mới, dùng chổi cọ làm sạch bụi bặm bị dính trên đĩa chà. Lưu ý bề mặt của đĩa chà phải vừa vặn với phần lắp khóa dán dành cho loại giấy nhám có khóa dán để tháo lắp dễ dàng và nhanh chóng.
Căng giấy nhám thật chắc xuống cạnh đáy của đĩa chà. Lưu ý các lỗ đục ở giấy nhám sao cho chồng vừa vặn với các lỗ nằm trên đĩa chà để khả năng hút bụi hiệu quả nhất.
Khi lắp giấy nhám vào đĩa chà để có thể điều chỉnh giấy nhám vào đĩa chà dễ dàng thì có thể dùng khuôn điều chỉnh. Đặt giấy nhám vào khuôn điều chỉnh với phần khóa dán ngửa lên, ấn chặt xuống máy đã gắn đĩa chà.
Sau khi mở khóa ra, bạn sẽ nhìn thấy được bộ phận cố định giấy nhám trong máy. Tiếp theo, cắt ra 4 mảnh giấy nhám có kích thước phù hợp rồi lần lượt gắn từng mảnh vào bề mặt máy và cài lại khóa để giữ chắc giấy nhám.
Cuối cùng, cắm điện và bật công tắc. Máy chà nhám rung đã sẵn sàng để bạn sử dụng.
Đôi khi, khó khăn lớn nhất khi sử dụng máy đánh bóng là chọn loại giấy có độ nhám như thế nào. Sau đây là một số gợi ý của chúng tôi:
1. Độ nhám tốt (180-320): Thích hợp sử dụng đánh bóng các lớp sơn phủ, cho một bề mặt nhẵn bóng nhất
2. Độ nhám trung bình (100-150): Đánh bóng bề mặt, góc cạnh đồ gỗ; đánh bóng trước khi sơn; vê tròn cạnh gỗ
3. Độ nhám thấp (60-80): Bóc lớp sơn phủ hoặc loại bỏ lớp gỉ bề mặt