Hơn một triệu tỷ đồng kẹt trong bất động sản'>
×   Vật liệu mài mòn   Dụng cụ cầm tay   Dụng cụ dùng điện   Dụng cụ đo chính xác   Thiết bị ngành hàn   Điện và thiết bị điện   Bảo hộ lao động   Vệ sinh công nghiệp   Vận chuyển nâng đỡ   Bảo quản đóng gói   Dụng cụ dùng khí nén   Xem tất cả

Cho rằng Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng đủ nguồn lực xử lý nợ xấu nhưng theo Thống đốc, cần nhất vẫn là tiêu thụ bất động sản bởi 66% dư nợ đang được bảo đảm bằng nhà, đất.
>Thống đốc 'xin nửa giải Nobel'
>Hơn một triệu tỷ đồng kẹt trong bất động sản

Vừa đăng đàn tại Ủy ban Thường vụ cuối tuần trước và cũng đã phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội của Quốc hội cuối tháng 10, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tiếp tục có mặt trong danh sách các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn sáng 13/11. Mối quan tâm lớn của các đại biểu dành cho ông là nợ xấu, thị trường tiền tệ, vàng và khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ không cho nhập thêm vàng. Ảnh: Nhật Minh
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ không cho nhập thêm vàng. Ảnh: TTXVN

Thống đốc dường như không mấy khó khăn để giải trình lại những vấn đề mà ông nắm khá chắc và cũng đã nhiều lần báo cáo. Chưa kể trong phiên chất vấn buổi sáng, cả Phó thống đốc Nguyễn Minh Tú và Vụ trưởng Quản lý Ngoại hối Nguyễn Quang Huy cùng có mặt để trợ giúp.

Ông ưu tiên trả lời đầu tiên về vàng, khi một đại biểu cùng quê (Phú Thọ) - Dương Hoàng Hương đặt vấn đề trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước để giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với thế giới, cũng như xử lý số vàng tồn đọng trong dân. Thừa nhận việc giá vàng trong nước hiện nay có lúc cao hơn thế giới tới hơn 3 triệu đồng một lượng nhưng người đứng đầu ngành ngân hàng khẳng định hiện không có lý do để Nhà nước phải đứng ra bình ổn giá, bởi khác với giai đoạn trước, chênh lệch này không gây ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô. Ông từng đưa ra tuyên bố này trong văn bản giải trình gửi các đại biểu một tuần trước.

Chứng minh cho điều này, ông dẫn lại câu chuyện thị trường vàng trước Nghị định 24 (ban hành tháng 11 năm ngoái). Khi đó chỉ với mức chênh lệch 400.000 đồng một lượng giữa giá trong nước và thế giới, ngay lập tức có hiện tượng tư thương gom ngoại tệ chợ đen để nhập lậu, gây ảnh hưởng tới tỷ giá và tiếp đó là xuất nhập khẩu và lạm phát. Thống kê của cơ quan quản lý cho thấy mỗi năm lượng vàng nhập lậu dao động 10-30 tấn.

Kể từ đầu năm nay, hiện tượng nhập lậu không còn nữa cho dù mức chênh giữa trong nước và thế giới thường xuyên từ 1 - 3 triệu đồng mỗi lượng. Thêm vào đó, không có hiện tượng người dân ùn ùn đi mua hay bán vàng như trước. “Do đó, tôi cho rằng không có lý do gì phải bình ổn giá vàng tại thời điểm này. Hơn nữa, vàng cũng không phải là mặt hàng nằm trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng, cũng không là mặt hàng thiết yếu phải bình ổn”, Thống đốc khẳng định.

Liên quan đến số vàng còn tồn trong dân, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho biết hiện vào khoảng 250 - 300 tấn, giảm nhiều sau động thái mua vào của các tổ chức tín dụng (kể từ đầu năm đã mua hơn 60 tấn). Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, lượng vàng còn tồn này là một nguồn lực rất lớn (300 tấn vàng tương đương khoảng 15 tỷ USD), cần được huy động để phục vụ phát triển kinh tế. Việc các ngân hàng mua vào hơn 60 tấn kể từ đầu năm cũng đã giải phóng ra thị trường khoảng 3 tỷ USD và được ông Bình nhận định là “cứu cánh” cho nền kinh tế năm nay.

Trả lời thắc mắc của đại biểu Nguyễn Văn Tuyết về lý do Ngân hàng Nhà nước không quản lý chất lượng vàng mà lại quản lý thương hiệu, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết trước đây vàng được coi là loại hàng hóa bình thường, do đó không có cơ quan nào quản lý chất lượng. “Cũng chính vì lý do này mà Ngân hàng Nhà nước phải xây dựng Nghị định 24, từ đó lấy cơ sở để chuẩn hóa chất lượng vàng”, ông nói.

Quá trình chuẩn hóa này, theo Thống đốc được bắt đầu từ việc lấy SJC, thương hiệu đang chiếm khoảng 90% vàng miếng trên thị trường làm chuẩn. “Khi thị trường ổn định, cũng không loại trừ khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ có thương hiệu vàng miếng của riêng mình, cho lưu hành song song trước khi quy chuẩn hóa về một loại”, ông tuyên bố.

Thống đốc Bình cho biết đến 30/9, nợ xấu theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước là 8,82% - gần gấp đôi so với con số "tự kiểm điểm" của các nhà băng. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng theo ông Nguyễn Văn Bình đạt khoảng 2,7 triệu tỷ đồng. 73% số dư nợ này có tài sản đảm bảo và trong đó, hơn 66% được đảm bảo bằng bất động sản. Trên cơ sở đó, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho rằng để xử lý được nợ xấu cần phải giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm ở thị trường bất động sản - mà phần việc này Bộ Xây dựng có vai trò quan trọng.

Ông Bình tự cho rằng đã kiểm điểm lại năng lực tài chính để xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước cũng như hệ thống ngân hàng thương mại và thấy "có đủ nguồn vốn để làm". "Nhưng cơ bản là phải giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm. Muốn thế phải có người mua, người ta phải mua được nhà. Trước chủ yếu bất động sản phục vụ cho giới kinh doanh, đầu cơ, làm giá. Nay làm sao đưa được đến đúng người sử dụng", ông Nguyễn Văn Bình phân tích. Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng "lấn sân" khi chê trách cơ cấu xây dựng nhà đất (về mặt diện tích và giá cả) chưa phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Đàm Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận), tại sao nợ xấu lại quá lớn như vậy, Thống đốc Nguyễn Văn Bình "xin báo cáo thật" rằng: "Khi thanh tra thì chúng tôi thấy nhiều ngân hàng, đặc biệt là tổ chức tín dụng cổ phần nhỏ ở kém thì chất lượng tín dụng hết sức nguy hiểm. Có tổ chức báo cáo nợ xấu chỉ 1-2%, rõ ràng hơn thì trên 3% nhưng thanh tra kiên quyết thì nợ xấu lại lên vài chục phần trăm".

Để xảy ra nợ xấu, theo ông, trách nhiệm này trước hết là của các tổ chức tín dụng. "Họ thậm chí phải dùng luôn vốn tự có, vốn điều lệ để đi xóa nợ. Lúc đó, các cổ đông phải chấp nhận bán tài sản để xử lý nợ xấu", ông Bình nói. Ngoài các nhóm nguyên nhân từ bản thân các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp đi vay vốn, cơ chế chính sách vĩ mô, ông cũng thừa nhận có nhóm nguyên nhân do bộ phận Thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước chưa làm hết khả năng

Hiện tự các ngân hàng đã xử lý được 12.000 tỷ đồng từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. "Riêng trích lập dự phòng rủi ro mới đã tăng 14.000 tỷ. Với nợ xấu theo các tổ chức tín dụng báo cáo là 4,93%, đến nay số đã trích lập được chiếm từ 2,5-3% nợ xấu. Như vậy chúng ta có thể làm cho nợ xấu chững lại, không gia tăng", ông khẳng định.

Tại phiên đăng đàn lần này, ông Nguyễn Văn Bình cũng thừa nhận tính thanh khoản của hệ thống và nền kinh tế "còn hết sức mỏng, bấp bênh, tôi chưa dám dùng từ vững chắc". Năm 2011, tỷ lệ sử dụng vốn huy động được trong hệ thống của nhiều ngân hàng cao hơn 100%, nên thiếu thanh khoản, dễ đổ vỡ. Theo ông Bình, tỷ lệ này năm nay khoảng 93-96% trong khi các nước quốc tế chỉ khoảng 60-70%.

"Trong hơn 100 tổ chức tín dụng Việt Nam, thường xuyên hàng ngày có 50 tổ chức sử dụng vốn vượt đồng vốn họ huy động được. Từ đó tạo ra áp lực với lãi suất rất lớn", ông Bình thừa nhận.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình là thành viên thứ ba của Chính phủ đăng đàn kỳ này. Trong buổi sáng nay, phần lớn nội dung chất vấn dành cho ông không mới và chưa có nhiều câu hỏi sắc. Ông có thêm thời gian vào đầu giờ chiều để hoàn thành phần giải trình của mình, trước khi Quốc hội chuyển sang Bộ trưởng Y tế.

Nhật Minh - Thanh Lan

Các tin khác
 
zalo-icon
zalo-icon
zalo-icon
zalo-icon
Hotline: 028 3600 3600 (24/24)
Thời gian làm việc:
Thứ 2 đến thứ 6: 08h00 - 17h00
Thứ 7: 08h00 - 12h00
Nghỉ vào các ngày Lễ và Chủ nhật
Giao hàng đảm bảo COD
Chuyển khoản ngân hàng
Đang online :110 - Tổng truy cập : 187,283,987