Doanh thu và lợi nhuận sau thuế 6 tháng của Vinamilk gấp 3 lần đơn vị đứng thứ hai trong danh sách những doanh nghiệp thực phẩm ăn nên làm ra trên sàn chứng khoán.
>Cuộc chiến giữa các thương hiệu sữa tươi Việt
Theo số liệu của VNDIRECT, kết thúc 6 tháng, trong ngành sản xuất thực phẩm, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk (VNM) có kết quả kinh doanh (xét về cả doanh thu lẫn lợi nhuận) áp đảo các đơn vị còn lại. Trong đó doanh thu 6 tháng của Vinamilk đạt hơn 12.887 tỷ đồng, riêng quý đạt 7011 tỷ đồng.
Trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), đơn vị có kết quả kinh doanh tốt thứ 2 là Công ty cổ phần Masan (MSN) có doanh thu hơn 3.908 tỷ, kém Vinamilk tới gần 9.000 tỷ đồng. Quý II, MSN đạt doanh thu trên 2.370 tỷ (kém VNM khoảng 4.600 tỷ đồng).
Các đơn vị có doanh thu trên nghìn tỷ khác trong nửa năm có thể kể đến là Công ty cổ phần Hùng Vương (HVG), Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An (TAC), Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh (BHS), Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (VTF), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF), Công ty cổ phần Đường Biên Hòa (BHS).
|
Đơn vị: Tỷ đồng. Số liệu: VNDIRECT |
Xét riêng về giá, tính đến cuối phiên 13/8, cổ phiếu VNM đứng đấu với mức 106.000 đồng, tiếp đến là MSN 103.000 đồng.
Lãi trên đơn vị cổ phiếu cao nhất thuộc về mã VTF (9.870 đồng). Tuy nhiên, MSN đứng đầu về P/E với hệ số 24,59.
Cổ phiếu có giá trị sổ sách cao nhất là AGF. Trong khi hệ số beta (Chỉ số so sánh mức độ biến động giá cổ phiếu doanh nghiệp so với mức độ biến động chung của thị trường) thấp nhất là VNM (0,48), cao nhất là SBT (1,4).
|
Giá cổ phiếu VNM hiện là 106.000 đồng, cổ phiếu MSN là 103.000 đồng một đơn vị |
Cũng theo số liệu của VNDIRECT, 6 tháng, trên HOSE, có 17 đơn vị trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm có doanh thu dưới 1.000 tỷ. Trong đó, Công ty cổ phần Việt An (AVF) có doanh thu cao nhất nhóm với hơn 973 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy Sản (ICF) có doanh thu thấp nhất, khi chỉ đạt 38,6 tỷ đồng.
|
Đơn vị: Tỷ đồng. Số liệu: VNDIRECT |
Trong quý II và cả 6 tháng, VNM vẫn là đơn vị duy nhất có lãi sau thuế trên 1.000 tỷ đồng. Cụ thể, Vinamilk lãi trên 1.500 tỷ quý II và lãi hơn 2.770 tỷ 6 tháng. 4 doanh nghiệp, MSN, SBT, HVG, VCF lần lượt xếp sau với lãi sau thuế dao động trong khoảng từ 100-900 tỷ đồng.
|
Đơn vị: Tỷ đồng. Số liệu: VNDIRECT |
Trong số các đơn vị đã công bố báo cáo, có 3 doanh nghiệp lỗ cả quý II và 6 tháng. Trong đó, Công ty cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Long An (LAF) có mức lỗ cao nhất, với 124,6 tỷ đồng 6 tháng, và gần 89 tỷ đồng quý II. 2 doanh nghiệp còn lại là Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC) và Công ty cổ phần Bibica (BBC) có mức lỗ nhẹ hơn trong 6 tháng, lần lượt là 15,5 tỷ và 6,5 tỷ đồng.
|
Đơn vị: Tỷ đồng. Số liệu: VNDIRECT |
Trên sàn HNX, Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) có doanh thu 6 bỏ xa nhóm còn lại, đạt gần 2.970 tỷ đồng. Đồng thời, quý II, DBC cũng có doanh thu trên 900 tỷ đồng.
Doanh thu cao thứ 2là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (TH1), trong quý II và 6 tháng lần lượt đạt 721 tỷ và tỷ 1.317 đồng. Trong khi đó, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) là đơn vị có doanh thu thấp nhất trong quý II và 6 tháng, với 36,8 tỷ và 75,6 tỷ đồng.
|
Đơn vị: Tỷ đồng. Số liệu: VNDIRECT |
Xét về lợi nhuận sau thuế, chỉ duy nhất Công ty cổ phần Sữa Hà Nội (HNM) có lợi nhuận âm trong 6 tháng khi lỗ 460 triệu đồng. Trong khi đó, DBC vẫn là đơn vị có lãi cao nhất 6 tháng khi lãi gần 246 tỷ đồng, quý II, DBC lãi khoảng 42 tỷ đồng.
Giá cổ phiếu DBC hiện là 22.300 đồng một đơn vị, EPS đạt 16,170 đồng, P/E có tỷ lệ 1,38, giá trị sổ sách trên một cổ phiếu là 29,560 đồng, hệ số beta là 1,02.
|
Đơn vị: Tỷ đồng. Số liệu: VNDIRECT |
Tuấn Lân
Các tin khác